Phương Pháp Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Hiểu một cách khái quát, tư duy phản biện là đưa ra những ý kiến tranh luận với những giả thiết giả định của người khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).

Tháng 1 năm 2016, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã công bố một bản báo cáo “Tương lai của các nghề nghiệp”, trong đó đề cập đến các bộ kĩ năng cần thiết mà mỗi cá nhân cần có để phát triển trong bối cảnh mới: 

Ở Việt Nam, tư duy phản biện là kĩ năng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các kĩ năng mới nổi:

Có thể thấy, tư duy phản biện là kĩ năng tư duy cần thiết cho mọi lĩnh vực và ngày càng được chú trọng, tuy nhiên không phải ai cũng được giáo dục về nó khi ngồi trên ghế nhà trường. Vậy làm sao để rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện?

1. Tích Cực Trau Dồi Kiến Thức Cho Bản Thân

Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Tạo thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác mới có thể thuyết phục người khác.

2. Có Một Tầm Nhìn Khách Quan

Muốn có tư duy phản biện tốt, chúng ta cần có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Khi bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, chúng ta sẽ dễ dàng lập luận vấn đề một cách chính xác.

3. Tập Thói Quen Đặt Câu Hỏi

Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót. 

4. Sử Dụng Sơ Đồ Hóa Ý Kiến    

Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên chúng ta cần nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực nào? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

Ngoài ra, kĩ năng này cũng đòi hỏi việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, có thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện. Chẳng hạn, sự kiên nhẫn trong giải quyết vấn đề và khao khát mạnh mẽ cải thiện bản thân đều là những đặc điểm giá trị có thể giúp chúng ta phát triển kĩ năng tư duy phản biện trong dài hạn.

Tổng hợp

 

 

Trả lời
Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *