Yếu Tố Nào Quan Trọng Nhất Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Học Tập?

Tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of Learning) đã chỉ ra rằng, chúng ta chỉ nhớ được 5% những gì mình nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì mình dạy cho người khác.

Ảnh: sưu tầm

Điểm nổi bật nhất ở Kim tự tháp chính là sự chênh lệch về hiệu quả giữa các phương pháp học tập. Trong đó:

• Bạn sẽ nhớ được 5% nội dung khi nghe một bài giảng (phương pháp truyền thống)

• 10% khi bạn đọc sách

• 20% từ các thiết bị nghe nhìn

• 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mô phỏng)

• 50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia)

• 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm

• 90% thông qua việc dạy lại cho người khác

Như vậy, nếu chúng ta càng chủ động tham gia phân tích thông tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Sách vở, các bài giảng trên lớp, video... đều là những phương pháp học tập không có sự tương tác và kết quả là 80 - 95% kiến thức đi vào tai này nhưng lại rơi rụng ở tai kia. Thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như vậy thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Dựa vào đó, chúng ta có thể đưa ra một số gợi ý để xây dựng phương pháp học tập trong lớp học như:

• Giảm cách học thụ động

• Giảm các buổi giảng bài

• Giảm sự ỷ lại vào bài học

• Tăng các kênh trao đổi thông tin và học tập

• Tăng học tập đa giác quan

• Tăng cách học tập năng động

• Tăng các nhóm học tập theo nhóm, hợp tác và cùng lứa

• Để các em học sinh dạy lẫn nhau

• Tăng cường hoạt động áp dụng vào học tập

• Tăng cường các cuộc nói chuyện và thảo luận của học sinh

Tổng hợp

Trả lời
Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *